Full screen

Share

Show pages

Đất Nước
Want to make interactive content? It’s easy in Genially!

Đoạn cuối & tổng kết

Over 30 million people build interactive content in Genially.

Check out what others have designed:

Transcript

Đất Nước

Văn Thắng

Gia Bảo

Tấn Đạt

Khả Tú

Thêm Lộc

Minh Khánh

Phú Dư

Văn Chiến

Mỹ Hạnh

Minh Hiếu

Vương Lợi

Thành viên

01

Vai trò của nhân dân trong 4000 năm chiến đấu và bảo vệ đất nước

-Tác giả sử dụng thành ngữ ‘giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’.- Giặc gợi lên chiến tranh, sự hung bạo, tàn khóc.- ‘Đàn bà’ là những người chân yếu tay mềm.=> Sự đoàn kết ý chí dũng cảm kể cả phụ nữ người đảm nhận vai trò nội trợ cũng tham gia, chung tay chống giặc.

“Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”

+ info

- Câu hỏi tu từ: khẳng định tinh thần của những người thanh niên.- Trong lớp lớp những người ra trận ấy, bao nhiêu người đã ngã xuống nhưng lịch sử không ghi hết tên tuổi của họ được nhưng chính họ đã góp phần làm nên chiến thắng.=> Công ơn, nỗ lực của họ đều được con cháu khắc ghi

“Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi”

+ info

Sự quyết tâm của bộ đội, nhân dân ta

Hình ảnh người con gái trong chiến tranh

Lớp người ra chiến trận

Hình ảnh những người chiến sĩ

Tác giả sử dụng biện pháp tương phản, đối lập để nói rằng sự sống và chết rất mong manh và những con người giản dị mộc mạc đã chọn hi sinh trên chiến trường để bảo vệ đất nước bảo vệ dân tộc

“Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm”

+ info

- Tác giả muốn khẳng định là làm ra đất nước này không chỉ có chiến công của những anh hùng đã được sử sách ghi lại mà còn là xương máu nhân dân đã làm ra đất nước.=> Tự hào về phẩm chất cao đẹp của những người anh hùng -bình dị trong cuộc sống đời thường, bình thản trong gian lao và chiến đấu.

“Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

+ info

Thành quả của nghìn năm đấu tranh

Non sông đất nước

qua bao công lao nổ lực của nhân dân

02

Nhân dân giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ con cháu đời sau

- Điệp từ “họ” cùng với các động từ lao động=> Nhấn mạnh sự đóng góp to lớn, tích cực của nhân dân với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.=> Chính nhân dân mang tới giá trị vật chất là hạt lúa ta trồng qua bao đời nay, là ngọn lửa truyền qua bao năm tháng để sưởi ấm gia đình, là ruộng vườn phong phú, dồi dào cho con cháu đời sau

Nhân dân giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau

- Từ “lửa” ở đây được hiểu theo lẫn nghĩa đen và nghĩa bóng: lửa duy trì sự sống và ngọn lửa văn hóa, truyền thống dân tộc. →Ngọn lửa đã gợi lên cả một truyền thống tương thân tương ái của dân tộc VN, đó không chỉ là ngọn lửa sưởi ấm mà nó còn là ngọn lửa của tình đồng bào, ngọn lửa của lòng yêu nước.

“Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi”

Hình ảnh “hạt lúa” vừa là kế sinh nhai của người dân lao động vừa là một truyền thống dân tộc, một nền văn minh lúa nước với tín ngưỡng phồn thực lâu đời trải dài suốt 4 nghìn năm của dân tộc VN.

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”

→Với tinh thần dân tộc cao cả, luôn khát vọng duy trì bản sắc dân tộc, cha ông ta mới “truyền giọng điệu”, “gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”. Nghĩa là giữ tiếng nói của dân tộc mình, giữ bản sắc của làng quê, của đất nước để con cháu biết cội biết nguồn.

“Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”

03

Đất nước của nhân dân cũng chính là đất nước của ca dao thần thoại

- Cấu trúc hô ứng “có... thì” lập lại hai lần cùng các động từ chống, vùng lên, đánh bại.→ Khiến giọng thơ trở nên rắn rỏi, đanh thép mang tinh thần tự nguyện cao cả của nhân dân.→ Màu sắc văn học dân gian đã góp phần to lớn làm nên nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại”

“ Chở thuyền cũng là dân, mà lật thuyền cũng là dân” Nguyễn Trãi.

- Nhà thơ muốn khẳng định điều quan trọng nhất trong truyền thống của dân tộc đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, xây dựng một đất nước dân chủ do dân cho dân vì dân - Sự gắn bó sâu sắc giữ khái niệm Đất Nước-Nhân dân, lòng dũng cảm yêu nước, nhân dân gắn liền với đất nước.

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”

- Cụm từ được lặp lại “Đất Nước của Nhân dân” khẳng định lại sự sâu sắc một lần nữa sự gắn bó giữa hai phái Đất Nước-Nhân dân. - “Đất Nước của ca dao thần thoại” là đề cao vai trò văn hóa của dân gian và nhân dân trong nước tạo nên vẻ đẹp của đất nước. - Ca dao thần thoại là sáng tạo của nhân dân. => Nhà thơ đã khẳng định lại lần nữa vai trò của nhân dân đã sáng tạo nên vẻ đẹp của đất nước.

“Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

04

Khẳng định vẻ đẹp của con người

Ba phương diện tác giả chọn để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người.

=>Thể hiện cảm nhận của nhà thơ về vẻ đẹp con người Việt Nam đất nước Việt Nam tất cả được thể hiện rõ trong ba phương diện quan trọng là xây dựng gìn giữ và phát triển đất nước.

- “Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”: sự chung thủy trong tình yêu.- “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”: cần cù trong lao động, và có thể hiểu trân trọng cái nghĩa tình đối với người khác.- “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy”: anh dũng trong chiến đấu đi trả thù mà không sợ dài lâu.

05

Bản sắc văn hóa dân tộc

- Tác giả dùng số từ phiếm chỉ “trăm màu trên trăm dáng sông xuôi” nhằm nhấn mạnh sự phong phú đa dạng trong văn hóa của dân tộc. - Những câu thơ cuối cùng chính là niềm tự hào của tác giả về đất nước có bề dày về văn hóa.- Nhà thơ dùng thán từ “Ôi” gợi thật nhiều cảm xúc.

Bản sắc văn hóa dân tộc

→ Nhà thơ đã khẳng định cái vai trò của những người bình dị những con người lao động trong công cuộc giữ gìn và phát huy vốn giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ta. Đất nước từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân dân mà tồn tại.

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.”

Đoạn thơ thể hiện niềm tri ân sâu sắc của tác giả đối với những thế hệ đi trước – những con người đã biết giữ gìn và phát huy nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Nội dung của đoạn thơ

Đoạn thơ Đất NướcGiá Trị Nghệ Thuật

- Đậm chất thơ trữ tình - chính luận của tác giả - Thể thơ tự do phóng túng - Giọng thơ suy tưởng đặt câu hỏi tự trả lời - Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế trong từng câu thơ

+ info

Giá Trị Nội Dung

- Đất Nước được cảm nhận ở nhiều phương diện: từ văn hóa - lịch sử, địa lí, thời gian đến không gian của đất nước. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của các thế hệ trước và răn dạy thế hệ sau. - Cái nhìn mới mẻ về đất nước với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân dân. Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân chính là người đã làm ra đất nước là người sẽ gìn giữ và đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm châu.

+ info

Cảm ơn đã dành sự quan tâm lắng nghe!

Next page

genially options