thuyết trình về nguồn lực
Duy Khanh Trịnh
Created on September 29, 2022
Over 30 million people build interactive content in Genially.
Check out what others have designed:
FOOD AND NUTRITION
Presentation
2021 TRENDING COLORS
Presentation
HISTORY OF THE CIRCUS
Presentation
LETTERING PRESENTATION
Presentation
SPRING HAS SPRUNG!
Presentation
BIDEN’S CABINET
Presentation
VACCINES & IMMUNITY
Presentation
Transcript
Student: Tổ 2 10A5editter : Trịnh Duy Khánh
FINAL PROJECT
Chào Mừng đến với bài thuyết trình của tổ 3
06/10/2022
phân tích nguồn lực( động lực) biện pháp phát triểncây ăn quả của huyện Lục Ngạn đặc biệt là cây vải và tiềm năng phát triển du lịch của huyện Lục Ngạn
thành viên của tổ 3
Lorem ipsum dolor sit
01
Biện Pháp phát triển cây ăn quả của huyện lục Ngạn
Lục Ngạn (Bắc Giang) từ lâu nổi tiếng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt thích hợp để phát triển nhiều loại cây ăn quả hàng hóa chất lượng cao như vải, nhãn, cam, bưởi, táo… Do đó, việc phát triển diện tích, nâng cao chất lượng cây ăn quả theo hướng chuyên nghiệp kết hợp với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm luôn được chính quyền địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
keywords
Lorem ipsum, dolor sit amet, consectetur y adipiscing elit.
01.
lục ngạn là nơi trồng cây ăn quả lớn nhất miền bắc
Ngoài điều kiện tự nhiên, để có sản phẩm cây ăn quả chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế, thương hiệu ở cả thị trường trong và ngoài nước, những năm qua, huyện Lục Ngạn đã thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển cây ăn quả theo hướng đa dạng, nâng cao sản lượng, chất lượng, giá trị của các loại cây ăn quả. Cùng với đó, người dân huyện Lục Ngạn luôn chịu khó học hỏi, tìm tòi sáng tạo, từng bước chuyên nghiệp hóa trong sản xuất kinh doanh. Theo đó, từng bước đưa huyện Lục Ngạn thành vùng cây ăn quả trọng điểm của cả nước.
keywords
Lorem ipsum, dolor sit amet, consectetur y adipiscing elit.
01.
Lorem ipsum dolor sit
02
Biện Pháp phát triển
chính quyền huyện Lục Ngạn đã xác định phát huy những lợi thế của địa phương: phát triển nông nghiệp (đặc biệt là cây ăn quả), phát triển kinh tế rừng, tăng tỷ lệ lấp đầy các cụm điểm công nghiệp và làng nghề nông thôn nhằm tạo điều kiện công ăn việc làm ổn định, giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững. Và thực tiễn đã chứng minh, từ sự năng động của người dân mà trong mùa xuân mới này nhiều gia đình đã thoát nghèo.
02.
03
Lorem ipsum dolor sit
Đặc biệt hơn là vải thiều lục ngạn
Lựa Chọn các giống vải có thời gian thu hoạch khác nhau nhằm rải vụ thu hoạch. Cần chuyển phần diện tích vải lai chua sang vải chín sớm U hồng, Hùng Long, Bình Khê... Đối với diện tích trồng vải U Hồng cần mở rộng diện tích hoặc một số giống vải chín sớm khác đã được Nhà nước công nhận bằng phương pháp ghép để chuyển đổi 1 phần diện tích vải chính vụ sang vải chín sớm. Đối với diện tích trồng vải Lai Thanh Hà, do quả hơi có vị chát, chín trước vải Thanh Hà khoảng 3 – 5 ngày nên việc tiêu thụ gặp khó khăn, giá bán thấp, hiệu quả kinh tế không cao nên chuyển sang các giống vải chín sớm như U Hồng, Hùng Long, Bình Khê... Hiện nay toàn huyện có đến 83 % diện tích giống vải Thanh Hà, là giống vải chín vào chính vụ. Nếu sản lượng lớn, việc tiêu thụ giống vải này gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy để dải vụ thu hoạch, kéo dài thời gian thu hoạch cần chuyển khoảng 25% diện tích vải Thanh Hà sang các giống vải vải chín sớm đã nêu ở trên. - Ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo vườn vải: Hiện nay, hầu hết vườn vải của các hộ gia đình ở Lục Ngạn có nhiều độ tuổi, giống khác nhau. Để không phải trồng mới, mà lại được thu hoạch sớm, người ta áp dụng kỹ thuật “ghép cải tạo” trực tiếp lên cành bánh tẻ hoặc cắt toàn bộ tán đến cành cấp 2 rồi ghép các giống mới lên cành mới bật ra từ các cành cắt. - Cần thực hiện tốt các khâu chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm như tạo tán, tỉa cành; áp dụng các biện pháp khống chế lộc đông, tưới nước hợp lý, áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật tối ưu, thực hiện việc bón phân hợp lý. - Tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất. Tập trung chuyển giao kỹ thuật ghép vải, kỹ thuật thâm canh cho các hộ nông dân để giúp người dân nâng cao trình sản xuất. Để phát huy tác dụng của việc tập huấn kỹ thuật cho nông dân cần hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc vải mang đặc trưng của từng vùng sản xuất. Phải có sự giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện quy trình chăm sóc. Tư vấn, hỗ trợ kịp thời khi nông dân gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại. Xây dựng mô hình kiểu mẫu để thông qua đó những người sản xuất vải có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Thường xuyên tổng kết, đánh giá những mô hình sản xuất điển hình.
03.
04
Lorem ipsum dolor sit
tiềm năng du lịch
trong chu kỳ một năm, Lục Ngạn có 4 mùa hoa trái để đón khách du lịch tham quan, trải nghiệm. Từ tháng 1 đến tháng 3 có các cánh đồng hoa mận, hoa đào, hoa cam, vải thiều, cam và táo; tháng 3 ngắm hoa vải hoa nhãn và trải nghiệm quay mật ong, thưởng thức đặc sản trứng kiến, măng rừng; tháng 5,6 có vải chín, nho, ổi; tháng 7,8 có nhãn, thanh long; tháng 9 đến tháng 12 có cam, bưởi, táo, ổi, chuối… Với riêng vải thiều, Lục Ngạn là địa phương có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước với khoảng 16.000 héc-ta và cơ bản đều được trồng theo hướng an toàn, có chỉ dẫn địa lý, được bảo hộ thương hiệu…
Lục Ngạn là huyện miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 40km. Địa hình của Lục Ngạn đa dạng đan xen giữa đồi núi thấp và núi cao, nhiều hồ đập, khí hậu ôn hòa, thuận lợi để phát triển vùng cây ăn quả nổi tiếng trong và ngoài nước.
khai thác tiềm năng du lịch4 mùa hái hoa
04.
05
Lorem ipsum dolor sit
truyền thống lịch sử
Không những thế, ẩm thực của người dân Lục Ngạn rất đặc sắc, có nhiều món ăn ngon đặc trưng theo mùa, theo vùng với hương vị riêng, là đặc sản nổi tiếng. Những lợi thế trên là điều kiện thuận lợi để Lục Ngạn phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, thu hút khách tham quan, trải nghiệm quanh năm, trải rộng tại các địa phương trong toàn huyện.
Cùng với đó, vùng đất Lục Ngạn giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Cao Lan, Dao, Hoa… Nơi đây còn lưu giữ, bảo tồn nhiều di sản văn hoá phi vật thể như hát Sloong hao, hát Sli, hát Then, hát Lượn, dân ca Sán Chí… Cùng với giá trị đặc sắc về văn hóa, Lục Ngạn có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ làng Thum, suối Tà Cang… nhiều di tích được xếp hạng, tiêu biểu phải kể đến di tích quốc gia chùa Am Vãi, đền Hả.
05.
tiềm năng thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch 4 mùa cây ăn trái của Lục Ngạn rất lớn, nhưng để phát triển du lịch thì vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu là giao thông. Giao thông từ thành phố Bắc Giang lên Lục Ngạn chưa thuận lợi, đường đi xấu, mùa vải thì hay tắc đường do nhiều xe ô tô to đến chở hàng, mà giao thông lại là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch, nhất là đường liên xã, liên huyện, đến các điểm du lịch. Bên cạnh đó, Lục Ngạn cũng cần có bãi để xe, quy hoạch giao thông cho thuận tiện hơn, liên kết tour, tuyến với các địa phương trong tỉnh và các điểm du lịch ở tỉnh khác… để đón khách du lịch.
05.
Thanks for your attention
cảm ơn cô và các bạn đã xem hết bài thuyết trình của tổ em <3 !