Full screen

Share

Show pages

Groupe 3+4

- Đỗ Phủ -

Cảm Xúc mùa thu

("thu hứng")

Want to make interactive content? It’s easy in Genially!

Over 30 million people build interactive content in Genially.

Check out what others have designed:

Transcript

Groupe 3+4

- Đỗ Phủ -

Phân tích

Cảm Xúc mùa thu ("thu hứng")

Dịch thơ: Lác đác rừng phong hạt móc sa Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa. Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa.Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước, Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà

Phiên tâm:Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm. Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,Cô chu nhất hệ cố viên tâm. Hàn y xứ xứ thôi đao xích, Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Cảm xúc mùa thu ("Thu hứng")

1- Tác giả

2- Tác phẩm

I. Tìm Hiểu Chung

- Đỗ Phủ -

Tác giả

Video

+ info

- Tác giả Đỗ Phủ (712 – 770), tự Tử Mĩ, hiệu Thiếu Lăng dã lão, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y.- Quê: huyện Củng, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc)- Cuộc đời: + Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời + Ông sống trong nghèo khổ và chết trong bệnh tật. - Sự nghiệp: +) Là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc (còn khoảng 1500 bài) +) Được mệnh danh là Thi sử và Thi thánh. +) Bút pháp thơ của ông đặc biệt thành công ở thể luật thi. +) UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.- Những tập thơ nổi bật: Phiêu bạc tây nam (760 – 770); Lưu vong làm quan (756 – 759); Trường An khốn đốn (746 – 755); …

- Đỗ Phủ -

+ info

- Nội dung thơ Đỗ Phủ: + cảm xúc, thái độ, tâm trạng đau khổ trước hiện thực đời sống của nhân dân trong chiến tranh, trong nạn đói+ tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.=> Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác cũng là một phần trong các chủ đề của thơ ông. -Phong cách thơ Đỗ Phủ: điêu luyện, trầm uất, nghẹn ngào. => Đỗ Phủ là một nhà thơ lớn Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lí Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất lịch sử văn học Trung Quốc.

- Đỗ Phủ -

Cảm xúc mùa thu ("Thu hứng")

tác phẩm

-Xuất xứ: bài thơ đầu tiên trong chùm 7 bài thơ thu - Hoàn cảnh sáng tác: năm 766, khi ấy ông đang đưa giađình chạy loạn. -Đề tài: mùa thu và cảm xúc về quê hương-Bố cục: 2 phần - Phần 1 (4 câu đầu): Khung cảnh mùa thu. - Phần 2 (4 câu sau): Tình thu và nỗi niềm thi nhân-Khái quát nội dung,nghệ thuật: - Giá trị nội dung: nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước, thương đời - Giá trị nghệ thuật: + Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. + Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn

Cảm xúc mùa thu ("Thu hứng")

-Xuất xứ: bài thơ đầu tiên trong chùm 3 bài thơ thu - Hoàn cảnh sáng tác: năm 766, khi ấy ông đang đưa giađình chạy loạn. -Đề tài: mùa thu và cảm xúc về quê hương-Bố cục: 2 phần - Phần 1 (4 câu đầu): Khung cảnh mùa thu. - Phần 2 (4 câu sau): Tình thu và nỗi niềm thi nhân-Khái quát nội dung,nghệ thuật: - Giá trị nội dung: nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước, thương đời - Giá trị nghệ thuật: + Bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình. + Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn

Cảm xúc mùa thu ("Thu hứng")

1- 4 câu đầu: Cảnh thu

2- 4 câu sau: Tình thu và cảm xúc thi nhân

II. PHÂN TÍCH

Dịch thơ: Lác đác rừng phong hạt móc sa Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa. Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Phiên tâm: Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

- Cảnh thu -

01

"Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm"(Lác đác rừng phong hạt móc sa Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.)

• Câu 1 + 2:- Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm - hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc: + Ngọc lộ: hạt sương móc trắng xóa, dày đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. + Phong thụ lâm: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt - Núi vu, kẽm vu: là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. - Khí tiêu sâm: hơi thu hiu hắt, ảm đạm. => Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm. => Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn lạnh lẽo của tác giả.

- Cảnh thu -

• Câu 1 + 2: Liên hệ mở rộngRừng phong là một biểu tượng của mùa thu phương Bắc, là một thi liệu được nói đến nhiều trong thơ cổ, tuy mang tính ước lệ nhưng rất gợi cảm thi vị:“Thu mãn phong lâm sương diệp hồng”(Giữa thu sương xuống trên rừng phong lá đỏ) “Rừng thu từng biếc chen hồng” (Câu 917 – Truyện Kiều) “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san “ (Câu 1520 – Truyện Kiều)

- Cảnh thu -

"Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm."(Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa.)

• Câu 3 và 4:- Điểm nhìn từ lòng song đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm, là “sóng vọt lên tận lưng trời”+ Tầng cao: là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng song đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn- Hình ảnh đối lập, phóng đại: song-vọt lên tận trời (thấp-cao), mấy-sa sầm xuống mặt đất (cao thấp)=> Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.=> Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách.

- Cảnh thu -

- Name Surname

=> Nhận xét: + Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. + Tâm trạng buồn, chênh vênh, cô đơn của tác giả trước thời cuộc.

Dịch thơ: Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước, Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà

Phiên tâm: Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm. Hàn y xứ xứ thôi đao xích, Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

- tình thu -

02

"Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm"(Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.)

• Câu 5 + 6:- Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ: + Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có 2 cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt. + Cô chu – con thuyền cô độc → Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.- Từ ngữ: + “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại + “ Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

- Tình thu -

"Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm"(Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.)

• Câu 5 + 6:+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê, nhớ nước . - Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng: + Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ + Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi + Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người. → Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

- Tình thu -

"Hàn y xứ xứ thôi đao xích, Bạch Đế thành cao cấp mộ châm"(Lạnh lùng giục kẻ tay đao thước, Thành Bạch, chầy vang bóng ác tà)

• Câu 7 + 8:- Hình ảnh:+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét + Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới → Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục. - Âm thanh: Tiếng chày đập vải → Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả. ⇒ Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

- Tình thu -

Nói về đề tài “vịnh thu” trong thơ trung đại Việt Nam cũng có nghĩa là tìm hiểu quá trình phát triển của nó qua nhiều thế kỷ, nhất là từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Nguyễn Du, và đặc biệt làNguyễn Khuyến. Bởi vì, ban đầu các nhà thơ Việt Nam “vịnh thu” cũng giống như tả cảnh mùa xuân,mùa hạ, mùa đông- thường thiên về sử dụng những hình ảnh có sẵn trong nguồn thơ Đường (TrungQuốc) và mang tính ước lệ, tượng trưng. Nhưng qua một thời gian dài, đề tài này đã đạt đến độ chín, vừa dễ hiểu, trong sáng, vừa gần gũi với thực tế thiên nhiên mùa thu Việt Nam.

Trong mối quan hệ ảnh hưởng của văn học trung đại Trung Quốc đối với văn học trung đại nước ta, thì thơ “vịnh thu” Việt Nam cũng có sự ảnh hưởng và học hỏi thơ Đường - một trong những đỉnh caocủa thơ ca nhân loại - cũng là điều tất nhiên. Cảnh thu có trong thơ Trung Quốc, được thể hiện qua hình ảnh: lá đỏ, rừng phong, tuyết đưa hơi lạnh, chày đập vải, cây ngô đồng... đã “du nhập” vào thơ thu Việt Nam, ở cả chữ Hán và chữ Nôm

Thiên nhiên mùa thu vừa là nguồn cảm hứng, vừa là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của thi nhân, theo lẽ “tức cảnh sinh tình”, “tả cảnh ngụ tình”. Cảnh thu trong thơ trung đại có khi được miêu tả qua một số câu thơ trong bài tứ tuyệt, bát cú Đường luật… hoặc ở rải rác trong truyện thơ Nôm, nhưng cũng có khi cả bài thơ hướng về một đề tài“vịnh thu” (tả cảnh mùa thu) hoàn chỉnh…

Liên hệ mở rộng

Nghệ thuật

- Tứ thơ trầm lắng, u uất - Lời thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện - Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình - Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.

- Mạch cảm xúc: Đi từ sương, rừng, núi, sông, mây đi tới thể hiện cảm xúc: nỗi buồn lòng, nỗi nhớ quê nhà da diết=> Bức tranh phong cảnh và tâm trạng của chính tác giả. => Nét đẹp tâm hồn: Bày tỏ nỗi u sầu trầm lắng, xót xa tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

Nội dung

Nghệ thuật

III. Tổng kết

Video

Thanks for listening!

Next page

genially options